Bác Nghiện
• Ngày đăng: 12/02/2013 04:16
• Lượt xem: 215
Mỗ sinh là con quan đốc học, người thông minh linh lợi, đỗ tú tài, nhà giàu. Khi còn cụ Đốc, học trò cụ đông lắm mà
cũng lắm người làm nên: tự án sát cho đến thông kinh, bát, cửu1 có cả, cho nên Mỗ sinh chúng bạn nhiều, giao du
lắm.
Đến khi Mỗ sinh lên học hậu bổ thì chúng bạn lại nhiều thêm. Nhưng bạn dở thì nhiều, bạn hay thì ít, cho nên Mỗ
sinh bị lũ vô lại nó rủ rê: nào cờ bạc, nào rượu chè, nào thuốc phiện, nào cô đầu, không gì là không biết mà không mê.
Những bọn vô lại ấy khéo tán tỉnh lắm. Anh này tán rằng: "Người ta ở đời như cánh hoa, sớm nở chiều tàn, có được
mấy! Không ăn chơi cũng thiệt mà cũng tục. Đã sinh ra kiếp làm người; chẳng ăn cũng thiệt chẳng chơi cũng già".
Anh khác lại đan thêm rằng: "Tuy thế nhưng ăn chơi không đủ mùi cũng không gọi là thiệp được. ăn chơi cho đủ mọi
mùi; khi buồn thuốc phiện khi vui cô đầu!" vân vân...
ấy đại khái chúng cứ tán hươu tán vượn như thế mà rủ rê Mỗ sinh, tuy cũng có người khuyên can nhưng nước đổ lá
khoai không ăn thua gì.
1. Các phẩm tước do triều đình ban tặng; thông kinh là thông kinh sử, bát cửu là bát phẩm, cửu phẩm.
Một hôm Mỗ sinh đi hát với bọn vô lại ấy, khi hát xướng, chè rượu xong, chúng gọi bàn đèn, tập nghề thổi sáo với
nhau, cố ép Mỗ sinh phải hút. Mỗ sinh đã thóai thác mãi không chịu hút. Một anh nói rằng:
- Chết! Dễ thường quan anh sợ nghiện chắc. Có hút luôn mới sợ chớ cánh ta thỉnh thoảng hút chơi một vài điếu, bao
giờ cho nghiện được.
Anh khác lại nói rằng:
- Phải! Làm trai không biết mùi thuốc phiện cũng hèn.
Lại anh khác nói rằng:
- Tuy ở đời cách chơi cũng nhiều, nhưng nghĩ cho kỹ không gì thú bằng chơi thuốc phiện: này năm ba anh em mình
xúm quanh cái bàn đèn nói chuyện, một vài hoa ngồi bên thỉnh thoảng liếc nhìn. .. thì còn gì thú hơn. Vả lại thuốc
phiện thực hay: thức đêm, hoặc chơi... hoặc mệt nhọc mà hút một vài điếu thì thấy khỏe ngay, tỉnh ngay.
Mỗ sinh nghe bùi bùi tai hút một điếu; chúng lại ép hút điếu nữa mà nói rằng:
- Thuốc phiện mà hút một điếu là quê, nếu đi chơi với người Hà Nội mà thế thì người ta cười.
Từ đấy mà đi, lần nào đi chơi với bọn ấy cũng có hút, khi một khi hai, nghe chừng Mỗ sinh đã thấy ngon và thích.
Lắm khi lại rủ nhau dăm ba anh chui rúc vào những chỗ có "bàn đèn gạo" mà bỏ ra vài bốn hào mua hút với nhau: nào
đi "tua" đi "cập" trông thự, buồn cười.
Dần dà Mỗ sinh thành ra bắt nghiện, hôm nào không hút thì nghe trong mình khó chịu: nhức đầu, sổ mũi, thành ra
ngày nào cũng hút nhưng còn giấu giếm vợ con, chưa dám nghênh bàn tĩnh1 về nhà.
1. Bàn đèn thuốc phiện.
Những chúng bạn tử tế nghe thấy anh ta mắc nghiện, nhiều bác khuyên can, thậm chí có bác nói tệ rằng:
- Tôi nghe nói Nhà nước sắp có nghị định phát cho những người nghiện mỗi người một cái thẻ đeo vào cổ mà đi mua
lấy thuốc phiện mà hút, không ai được mua hộ ai. Thế thì như anh mặt mũi khôi ngô thế này mà có đeo cái thẻ, tay
cầm cái hến, coi cũng đẹp đấy nhỉ.
*
* *
Đến khi đỗ hậu bổ được bổ tỉnh... thì Mỗ sinh lên mặt quan dạng nghênh ngay bàn tĩnh về nhà. Vợ trông thấy ngạc
nhiên mà hỏi rằng:
- Chết! Ông nghiện đấy à?
- Không tôi hút chơi đấy thôi.
- Hút chơi thì ông rước bàn đèn về làm gì? Thiếu gì cách chơi mà ông phải chơi nghề khốn nạn ấy ông không biết đấy
à? Những người nghiện ngập bao nhiêu tiền của, ruộng nương chui vào lọ cả, vợ con mất nhờ, thế mà ông còn học
làm gì, thôi tôi can ông. Sau dần dà vợ biết rằng chồng mắc nghiện đã lâu, lấy làm chán mà buồn, thường thường vẫn
tỉ mỉ khuyên can chồng:
- Ông ơi, tôi nghe nói Nhà nước mới có nghị định: những quan lại hút thuốc thải hồi không dụng, thế mà bây giờ ông
nghiện ngập thế này ngộ nhỡ đến tai quan trên thì sao? Thôi tôi khuyên ông nên tìm thuốc mà chừa đi, thì làm việc
mới lâu bền được.
- Quan trên biết thế nào được, thôi bà biết gì mà bà cứ nói lôi thôi!
*
* *
Hậu bổ được một năm quả như lời vợ nói, quan trên biết là nghiện phải thải hồi.
Khi về nhà phần thì bực mình về công danh trắc trở, phần thì rầu lòng với vợ con rỉa rói, cho nên càng ngày càng hút
đẫy, bao nhiêu tiền của ruộng vườn của ông cha để lại không đầy ba năm chui vào lọ cả mà vai so, mặt khói, má lõm,
môi thâm, quần áo rách rưới, vợ con rau cháo, hồi tưởng đến lúc năm ba anh em xúm quanh bàn đèn, một vài hoa
ngồi bên, thỉnh thoảng liếc nhìn. .. mà buồn mà chán, mà ngán mà đau! Nhưng mà thôi, tay chàm trót dại biết nói
mần răng.
*
* *
Sau cùng kiệt quá Mỗ sinh mới giở sổ đồng môn1 của cụ đốc, định thi hành chước đi kinh lịch2, bao nhiêu người có
làm việc lần lượt đi cho hết.
Một hôm đến ông huyện, Mỗ ăn mặc rách rưới, trong mặc một cái áo tây vàng, hai túi cực to là nơi chứa xe, lọ, tiêm
móc, ngoài mặc cái áo the rách như tổ đỉa. Mới đến cửa huyện đã ngả ra hàng nước, cầm hơi một vài khói rồi lại thu
xếp vào bị mà vào huyện.
Mới trông thấy ông huyện vội vàng chắp hai tay vái thì tự nhiên trong mình kêu loảng xoảng như tiếng nhạc, lính
tráng, người nhà phì cười lên.
Đến khi Mỗ sinh ra nhà khách, ông huyện quở mắng bọn lính và người nhà vô phép, bọn ấy mới thuật lại chuyện Mỗ
sinh vừa hút thuốc ngoài hàng rồi xe, lọ bỏ vào túi, khi cúi chào nó chạm nhau kêu loảng xoảng... Ông huyện cũng
phải nực cười.
1. Học trò.
2. Đến gặp lần lượt hết người này người khác để xin.
Ông huyện này là người cương trực, khi thư việc quan mới gọi Mỗ sinh lên dẽ dàng mà mắng rằng:
- Cậu hư lắm, khi cậu còn 18, 20 tuổi cậu không chịu lo nghĩ, chỉ ăn chơi hoài, đến bây giờ khổ sở thế. Tôi tưởng như
cậu thực là sướng: con quan, đỗ trẻ, nhà giầu, ngấp nghé cũng sắp quan, thế mà cậu đổ đốn ra chơi bời dông dài,
nghiện ngập bê tha thành ra bây giờ nay đây, mai đó, đem cái thân cậu đi bêu xấu cho ông cha, nào vào đâu cũng
phải khai con ông nọ ông kia thì cậu nghĩ có nhục không? Thế mới biết rằng con nhà phú quý càng dễ hư. Thôi cậu
có phải là người thì cậu liệu tìm thuốc mà chừa đi thì giúp đỡ cho mà làm ăn, chớ cậu còn nghiện ngập nữa thì từ đây
cậu đừng đến cửa tôi nữa.
Mỗ sinh nghe nói, hổ thẹn trăm chiều, rơm rớm nước mắt mà quyết chí lần này về là chừa thuốc phiện.
Về được hai tháng, nhân hút sách vô độ, ăn uống thất thường mắc bệnh chết. Thế là xong một đời, thế là tan một nhà.
Thương thay!
Tạp chí Nam Phong,
số 25, tháng 7 - 1919