“Hãy suy nghĩ trước khi nói. Hãy cân nhắc trước khi làm. W. Shakespeare”
Bỏ Hoang
• Ngày đăng: 13/02/2013 08:21
• Lượt xem: 471
(Tặng những bạn tôi ở Đức)
Anh Trung, không làm ngụm nước à? - Tay thợ có cái tên rất Đức là Franz vừa tu một hơi hết nửa chai nước khoáng, rồi có nhã ý chìa nó cho bạn đồng nghiệp người Việt ngồi bên, một cử chỉ ngoại lệ.
- Cảm ơn, tớ cũng có đây! - Người tên Trung trả lời rồi ngửa cổ ừng ực tu chai nước của mình. Nghề của họ nặng nhọc, nhem nhúa, cái nghề tháo dỡ các nhà máy hoang phế. Người Đức, chỉ mạt vận mới chui vào nghề này vì nó đã vất lại lang bạt. Vậy mà lọt thỏm trong đội lại có một tay “Việt cộng”. Thân hình gã cao, đậm không kém Tây là mấy nhưng mặt gã thì ít chất thợ thuyền, nhất là ở cặp mắt sâu, luôn có vẻ mông lung. Khi biết anh đã 55 tuổi mấy người Đức vừa trợn mắt ngạc nhiên - vì trông anh còn trẻ quá, lại vừa thương hại, vào tuổi đó mà còn làm nghề này thì quả là trời phạt! Hơn nữa gã lại có bằng kỹ sư, tốt nghiệp TU (Đại học Kỹ thuật Tổng hợp) Dresden hẳn hoi. Người Đức đã là “hàn lâm” (Akademiker), thì thà thất nghiệp hưởng trợ cấp chứ không đi làm thợ. Hình như đấy là chất “sĩ” của họ.
Nghề lưu động, ngủ lán, ăn trưa xong, Trung cũng liếm cái thìa cho thực nhẵn rồi đút nó vào túi quần sau để bữa chiều dùng tiếp. Gã được coi là thành viên bình đẳng trong đội vì nói tiếng Đức và hiểu người Đức “hơn” người Đức. Nhưng dù vậy gã vẫn là ngoại tộc, thường ngồi riêng một góc, ăn riêng một bàn vì… người Đức là người Đức! Ngay đồng nghiệp trong đội với nhau họ cũng chỉ thân mật bằng cách xưng hô “cậu - tớ” còn thì bánh ai người nấy nhá, bia ai người nấy tu, gặp nhau chỉ câu đầu lưỡi muôn thuở: “Cậu thế nào?”.
Biên chế của đội luôn thay đổi vì nếu kiếm được chỗ khá hơn là người ta tếch. Chỉ có Trung “chí cốt” với công việc đã 6 năm nay, thành thâm niên nhất đội. Bỏ nghề này gã còn biết làm đâu? Có một điều luật bất thành văn là: “Chỗ làm trước tiên dành cho người Đức”.
Dân Đức lại ngộ nhận rằng người Việt có máu con buôn nên có lần Franz ái ngại hỏi Trung: “Sao anh không buôn bán như đồng hương của anh? Làm nghề này ở tuổi anh không nhọc lắm sao?”. Trung đáp: “Người Việt sở dĩ phải đi buôn, kể cả buôn lậu vì họ không còn đường nào khác. Tôi cũng đã thử buôn mấy lần”.
… Sau ngày tái thống nhất, toàn bộ hệ thống kinh tế của DDR (Cộng hoà dân chủ Đức)
Trang: 1/8