“Re: [Tham khảo] Các lí do trốn đám cưới tốt nhất !
nhờ ba mẹ lên phường làm giấy chứng tử, gửi cho mỗi đứa một bản photo là xong thím ợ
banbanban003@voz”
Chuyến đi Săn Cuối Cùng
• Ngày đăng: 13/02/2013 08:23
• Lượt xem: 469
t phác đến ngây thộn lại trắng trong, thuần khiết bên ông bố quê mùa, xách tay nải gạo thật thà như đếm. Cha “Chíp hôi” hồ hởi:
- May quá! Tôi nghe nói anh làm ăn ở ngoài đó, nhưng mà ngại không dám đến cậy nhờ. Cũng là người làng ta cả, hay là anh cho em nó theo ra Hà Nội với. Chứ ngoài đó lạ nước lạ cái, tôi đi cũng chả biết xoay sở thế nào.
Thì ra chú Hào đưa “Chíp hôi” ra Hà Nội tìm chỗ luyện thi vào đại học. Chuyện đó đối với anh chẳng khó khăn gì, được giúp người làng ở nơi xa xôi nhiều khi còn được tiếng, anh bảo:
- Chú Hào và em gái cứ yên tâm. Cháu cũng tiện đường mà. Em gái không ngại thì gần chỗ cháu làm cũng có một lò luyện thi.
Chú Hào mừng rỡ:
- Thật nhá! Thật nhá! Anh cho cái Thêm đi theo nhá. ối giời ơi! Quý hoá quá!
Người nhà quê thật thà, tin người nhưng nghèo, thường khi được giúp đỡ thì hàm ơn và mừng lắm, nhiều khi cái sự mừng lại thái quá. Anh khẽ liếc thấy đôi má “Chíp hôi” đỏ bừng lên, e thẹn. Cùng làng Sơn Hạ, nhà anh ở sát chân núi, bên đầm Vạc; chú Hào ở bên kia đồng Cỏ lối đi chợ Bút, xuống mạn biển. Lớn lên anh đi suốt, thỉnh thoảng mới về nhà, nên tầm tuổi như “Chíp hôi” anh không biết.
Căn hộ mười hai mét vuông tít tận tầng năm thuê đã nhiều năm, anh nhường cho “Chíp hôi” ở học ôn. Tiếng cười, tiếng nói, bàn tay của người con gái mới lớn làm căn hộ vốn quá đỗi cũ kỹ, tẻ nhạt, buồn thảm, bừa bộn trở nên mới mẻ, ấm cúng, vui và gọn gàng. Hai bữa trưa, tối anh leo cầu thang, đi chợ nấu cơm chờ “Chíp hôi” đi học về cùng ăn. Đêm, anh về phòng làm việc ở cơ quan ngủ. Cái điệp khúc ấy lặp đi lặp lại đúng một năm trời.
“Chíp hôi” vào đại học, cả nhà cô mừng quá. Chú Hào đến chơi, hàn huyên một lúc rồi chân tình nói với mẹ anh: “Con gái đi ra khỏi nhà lúc nào tôi lo lúc ấy. Các cụ ngày xưa bảo: Trâu ta ăn cỏ đồng ta, thằng Mại nhà bác mà ưng ý thì tôi giao phắt cái Thêm cho nó luôn.” Mẹ anh rầu rầu bảo: “Được thế thì quý hoá quá. Thằng Mại nhà này đường vợ con lận đận, quá lứa rồi. Liệu cô Thêm nhà chú có thương không.” Chú Hào gạt phắt:“Không thương mà được với tôi à. Ăn quả nhớ người trồng cây. Con Thêm nhà tôi được ăn trắng mặc trơn, nhởn nhơ ăn học sung sướng như thế là do anh Mại giúp. Cứ như ngày xưa thì bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy.” Mẹ anh nói chuyện mà cứ thở dài hăn hắt...
Trang: 8/9